Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Đào Lý Sơn Quảng Ngãi
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch Đào Lý Sơn Quảng Ngãi
Lý Sơn vì thế chiếm giữ vị trí quan trọng trong tâm niệm của người Việt, là cửa ngõ tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc. Giá trị ấy thu hút về du lịch tâm linh của người Việt Nam.
PHẦN MỞ ĐẦU
Huyện đảo Lý Sơn có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển thành điểm du lịch quốc gia. Điều này đã được khẳng định trong định hướng phát triển ngành ở tầm vùng và quốc gia cũng như quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, trong những năm qua, tiềm năng du lịch chưa được khai thác phục vụ phát triển du lịch huyện đảo. Định hướng phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, tạo cơ sở cho việc quản lí, thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và phát triển bền vững cho Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
Các dải ven biển miền Trung là một trong những khu vực tập trung nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên có giá trị để phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau như giao thông, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, du lịch; đặc biệt nơi đây còn có những cảnh quan đặc sắc, các giá trị sinh thái biển – đảo hết sức to lớn như ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Phát triển du lịch ở Lý Sơn có vai trò hết sức quan trọng không chỉ về mặt kinh tế - xã hội (KTXH) mà còn có vai trò về sinh thái, môi trường và an ninh quốc phòng. Thời gian qua, mặc dù đã có sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cũng như ngành du lịch, nhưng du lịch ở huyện đảo Lý Sơn vẫn chưa phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng sẵn có. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số định hướng nhằm quy hoạch phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn theo hướng bền vững gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng là vấn đề có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
Tiềm năng phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn - Giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể: Trên Đảo phân bố mật độ dày đặc các di tích (có khoảng 50 điểm tham quan), đặc biệt là các di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa được thiết lập từ thời Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn sau này như Âm Linh tự và mộ lính Hoàng Sa, nhà thờ Phạm Quang Ánh, nhà thờ Võ Văn Khiết… Nơi đây còn có dấu ấn văn hóa Sa Huỳnh và sự dung hòa giữa nền văn hóa Chămpa và văn hóa Đại Việt. Những giá trị di sản văn hóa đó tạo cho Lý Sơn chiều sâu với sức cuốn hút du khách tham quan tìm hiểu. - Giá trị cảnh quan thiên nhiên biển, đảo: Vẻ đẹp do thiên tạo với cấu trúc địa chất gắn liền với lịch sử hình thành vỏ trái đất tạo cho Lý Sơn sự độc đáo riêng như hai miệng núi lửa Giếng Tiên, Thới Lới và các vách núi xung quanh đảo giáp mặt nước biển...tạo nên vẻ đẹp diệu kì cho hòn đảo còn nguyên sơ này, rất thích hợp để trở thành nơi tham quan, nghỉ dưỡng cho du khách:
- Lối sống và sản vật: Nghề trồng tỏi, hành nổi tiếng, nghề đánh bắt hải sản; lịch sử lối sống gắn với chinh phục biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc... đã trao cho Lý Sơn sự kiêu hãnh và hấp dẫn lạ kì. Hình ảnh về “Vương quốc tỏi” và nghề đánh bắt hải sản đã làm cho Lý Sơn trở lên nổi tiếng, trở thành yếu tố hấp dẫn du khách mạnh mẽ.
- Vị trí tiền tiêu thiêng liêng của Tổ Quốc: Là đảo gần bờ (cách 15 hải lí) nhưng gần Hoàng Sa nhất, với nhiều chứng tích gắn với lịch sử bảo vệ chủ quyền đất nước. Lý Sơn vì thế chiếm giữ vị trí quan trọng trong tâm niệm của người Việt, là cửa ngõ tiền tiêu thiêng liêng của Tổ quốc. Giá trị ấy thu hút về du lịch tâm linh của người Việt Nam.
- Vị trí của Lý Sơn không quá xa bờ, khá gần và thuận lợi trong liên kết với các tuyến điểm du lịch trên bờ và với vị thế quan trọng của nó ở trên biển, đã có đủ những điều kiện cần thiết cho phát triển nhiều loại hình du lịch…
Vì vậy, để tận dụng thế mạnh và tiềm năng của đảo Lý Sơn, kết hợp với phát triển du lịch theo hướng đi đúng, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương, cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, chúng ta cần đánh giá thực trạng hoạt động du lịch, cũng như khai thác tài nguyên du lịch của đảo Lý Sơn để tìm ra giải pháp tốt nhất. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sĩ du lịch của mình.
Tài liệu “Tourism and Natural Resource Management: A General Overview of Research and Issues” (Du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên: Nghiên cứu tổng quan và các vấn đề) của Jeffrey D. Kline [131]: Tác giả phân tích tác động qua lại giữa tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch, nhất là các loại hình du lịch dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và có sự tương tác cao với tài nguyên thiên nhiên như du lịch sinh thái, trong đó đánh giá ý nghĩa quan trọng của tài nguyên cho phát triển du lịch, đồng thời cũng nêu vai trò của việc phát triển các loại hình du lịch thân thiện môi trường với công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp quản lý và các phương cách sử dụng tài nguyên có hiệu quả cho phát triển du lịch.
Cuốn “Tourism and sustainable community development” (Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững) của Greg Richards và Derek Hall [128]: Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu phong phú được tiến hành ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, tác giả tìm cách trả lời câu hỏi: các cộng đồng địa phương có thể đóng góp những gì cho du lịch bền vững và ngược lại, du lịch bền vững sẽ mang lại điều gì cho các cộng đồng địa phương? Ở đây, dưới các biểu hiện cụ thể khác nhau, những tác động của du lịch đến sự phát triển và bảo tồn bản sắc của cộng đồng bản địa cũng như vai trò của các cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững trên cả ba khía cạnh kinh tế, văn hóa và môi trường được khắc họa một cách chân thực và sinh động; từ đó tác giả khẳng định và nhấn mạnh vai trò của mối quan hệ tương tác giữa du lịch và cộng đồng trong phát triển bền vững, đề xuất các giải pháp nhằm tạo điều kiện để các cộng đồng được tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động du lịch, cũng chính là cách thức để sự phát triển của du lịch có tính hài hòa, bền vững hơn.
Cuốn “Tourism and Environment” của Hens (1998) đã đề cập du lịch bền vững và du lịch không bền vững, tập trung lại những nội dung giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Du lịch phải thân thiện với môi trường; đảm bảo lợi ích nhiều mặt của cộng đồng dân cư địa phương, tăng thu nhập cho địa phương; Phải có trách nhiệm về phát triển du lịch hôm nay và cả tương lai.
Đã có nhiều công trình, khảo cứu về văn hóa, lịch sử, các đề án phát triển kinh
tế - xã hội Lý Sơn như: “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa”, Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Nhã, bảo vệ tại trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh), năm 1992. Tác giả nghiên cứu về lịch sử hình thành đảo Hoàng Sa và Trường Sa, về việc ra đờiđội Hoàng Sa tại Lý Sơn. Đây là một đề tài khoa học lịch sử có giá trị rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền biển đảoViệt Nam;“Lý Sơn – Đảo du lịch lí tưởng” của tác giả Lê Trọng do nxb Văn hóa Thông tin ấn hành tại Hà Nội năm 2007, là tập hợp các bài viết giới thiệu về lịch sử, văn hóa,các yếu tố kinh tế xã hội nói chung của Lý Sơn.
“Quảng Ngãi một số vấn đề lịch sử văn hóa” của tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, nội
dung sách chia làm 3 phần: Con người, lịch sử, văn hóa. Trong đó tác giả cũng dành một số trang nói về quần đảo Hoàng Sa như “Người dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa 170 năm trước”[tr.66-69], hay trong phần hiện tượng văn hóa dân gian tác giả có bài “Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa”[tr.110-127]…
Phần lớn các đề tài là các nghiên cứu vẫn còn mang tính chất chuyên ngành, nội dung nghiên cứu chỉ chuyên sâu theo từng lĩnh vực riêng biệt như , địa chất, tài nguyên… mà chưa có được nghiên cứu một cách hệ thống đồng bộ theo quan điểm tổng hợp, liên ngành, để phát triển du lịch bền vững. Qua đó, tác giả nhận thấy các bài nghiên cứu vẫn còn bỏ ngỏ về nghiên cứu thực trạng và phát triển du lịch tại đảo Lý Sơn, tác giả hi vọng công trình nghiên cứu sẽ đóng góp mang lại hiệu quả cho hoạt động du lịch của đảo Lý Sơn nói riêng và góp phần phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi nói chung.
TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 1
TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 2
Trụ sở chính:
CÔNG TY TNHH DU LỊCH CHIÊU
- Địa chỉ: 03 NguyỄN Văn Lượng, P. 17, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0313615107
- Giấy phép kinh doanh Lữ hành quốc tế số: 79-856/2018/TCDL-GP LHQT
- Hotline: 0282237.00.77 | Tư vấn thuê xe: 0909.562.062
- Email Ban giám đốc: info@chieutour.vn
- Email P. kinh doanh: sale@chieutour.vn
- Email P. điều hành: dulichchieutour@gmail.com
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Chieutour/
- Youtube: Chiêu tour Madia
- Zalo OA : Chiêu tour
- Web: chieutour.com, chieutour.com.vn, chieutour.vn
Xem thêm