Phát Triển Sản Phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa Chăm Ninh Thuận
Người Chăm và di sản văn hoá Chăm ở Việt Nam cũng là nguồn tài nguyên rất quan trọng đã được nhiều tỉnh ở miền Trung chú trọng khai thác và phát triển. Trong đó Ninh Thuận là tỉnh có nhiều người Chăm sinh sống nhất cả nước, là vùng đất mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm, còn lưu giữ những di sản văn hóa của người Chăm rất phong phú và đa dạng từ văn hóa vật thể cho đến văn hóa phi vật thể đã trở thành điểm nhấn văn hoá quan trọng của tỉnh.
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch – ngành công nghiệp không khói có tốc độ phát triển cực nhanh trên toàn thế giới. Du lịch trở thành nhu cầu thiết thực không thể thiếu trong cuộc sống con người khi cuộc sống vật chất của họ ngày càng được nâng cao, thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, đời sống đô thị đầy tiếng ồn, bụi bặm và sự căng thẳng trong công việc (Phan Thành Quới, 2012)
Ngày nay, mọi người cần đi du lịch để tìm kiếm những trải nghiệm và cách sống mới cho bản thân. Du lịch không đơn thuần là tham quan mà còn phải khám phá, trải nghiệm và phải có sự tham gia, tương tác lẫn nhau. Rất nhiều người đã và đang tìm đến một loại hình du lịch mới - du lịch trải nghiệm. Đây là loại hình du lịch mong muốn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm độc đáo, thậm chí là lần đầu tiên tham gia một hoạt động nào đó, thu hút du khách bởi sự năng động, mới lạ, hấp dẫn và đầy thử thách (Nguyễn Thị Tú Trinh và cộng sự, 2018)
Với nhu cầu như thế, văn hoá trở thành một sản phẩm mà khách du lịch ‘tò mò’ khám phá và mong muốn trải nghiệm để xem tính xác thực văn hoá so với nơi sinh sống của họ (MacCannel, 1976). Chính vì sự tò mò này đã làm cho các nhà phát triển sản phẩm du lịch chú trọng thêm nhiều các yếu tố về văn hoá để mang đến những trải nghiệm và hài lòng cho khách du lịch. Sản phẩm du lịch văn hóa này chủ yếu dựa vào những lễ hội truyền thống dân tộc, ẩm thực, dân ca dân vũ, đời sống thường nhật... để tạo sức hút đối với khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Vì thế, du lịch văn hoá gắn với trải nghiệm trở thành sản phẩm rất quan trọng để thu hút khách du lịch ở nhiều quốc gia.
Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam vì những lợi ích về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội từ cấp độ cộng đồng. Vì vậy phải được xem là hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Với 54 dân tộc và đa dạng bản sắc văn hoá khác nhau chính là nguồn tài nguyên to lớn để phát triển du lịch nhằm năng cao đời sống kinh tế cộng đồng vừa thúc đẩy việc bảo tồn văn hoá của tộc người. Chính
vì thế, nhiều tỉnh ở trong nước đã rất chú trọng đến việc phát triển du lịch dựa vào văn hoá của tộc người thiểu số.
Người Chăm và di sản văn hoá Chăm ở Việt Nam cũng là nguồn tài nguyên rất quan trọng đã được nhiều tỉnh ở miền Trung chú trọng khai thác và phát triển. Trong đó Ninh Thuận là tỉnh có nhiều người Chăm sinh sống nhất cả nước, là vùng đất mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Chăm, còn lưu giữ những di sản văn hóa của người Chăm rất phong phú và đa dạng từ văn hóa vật thể cho đến văn hóa phi vật thể đã trở thành điểm nhấn văn hoá quan trọng của tỉnh. (Phan Quốc Anh, 2004; Quảng Đại Tuyên, 2020)
Năm 2012, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết về Phát triển du lịch Ninh Thuận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của Quy hoạch này nhằm cụ thể hóa các chủ trương phát triển kinh tế xã hội và du lịch của tỉnh Ninh Thuận theo hướng bền vững, hiệu quả, tạo cơ sở thống nhất trong việc quản lý khai thác tiềm năng và kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, Quy hoạch khẳng định phát triển toàn diện du lịch biển, du lịch sinh thái, và du lịch văn hóa. Nghị quyết của tỉnh cũng khặng định văn hoá Chăm là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Như vậy, văn hóa Chăm được ưu tiên bảo tồn và phát triển gắn với hoạt động du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như vùng đồng bào Chăm. Bên cạnh đó chính quyền địa phương đã thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các di tích và làng nghề của người Chăm nhằm phát triển thu hút khách du lịch đến với tỉnh. Điều này đã mang lại những lợi ích kinh tế cho địa phương và một bộ phận người Chăm ở các làng nghề, di tích. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch địa phương còn khá sơ sài và đơn điệu, trong khi đó chưa khai thác một cách hiệu quả về tiềm năng du lịch văn hóa Chăm vốn có (Phan An, 2015; Quảng Đại Tuyên, 2020). Mặc dù, chiến lược phát triển kinh tế địa phương của tỉnh Ninh Thuận là phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm để phát triển du lịch. Tuy nhiên, những tác động cũng như sự biến đổi của việc phát triển du lịch sẽ tác động đến cộng đồng người Chăm nhưng tỉnh Ninh Thuận chưa đề ra được kế hoạch hay định hướng chiến lược về sự tác động sau này khi du lịch phát triển (Quảng Đại Tuyên, 2020). Với mong muốn tiềm hiểu thực trạng phát triển của loại hình du lịch trải nghiệm văn hóa Chăm, từ đó
đưa ra những giải pháp cũng như đề xuất, kiến nghị để chính quyền địa phương các cấp, cộng đồng người Chăm và các công ty du lịch, có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm nhằm phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững. Đó là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm văn hóa Chăm Ninh Thuận” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Xem tiếp ...
TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 1
TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 2
Trụ sở chính:
CÔNG TY TNHH DU LỊCH CHIÊU
- Địa chỉ: 03 NguyỄN Văn Lượng, P. 17, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0313615107
- Giấy phép kinh doanh Lữ hành quốc tế số: 79-856/2018/TCDL-GP LHQT
- Hotline: 0282237.00.77 | Tư vấn thuê xe: 0909.562.062
- Email Ban giám đốc: info@chieutour.vn
- Email P. kinh doanh: sale@chieutour.vn
- Email P. điều hành: dulichchieutour@gmail.com
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Chieutour/
- Youtube: Chiêu tour Madia
- Zalo OA : Chiêu tour
- Web: chieutour.com, chieutour.com.vn, chieutour.vn
Xem thêm