Các Nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn tour du lịch nội địa của khách du lịch tại TP HCM
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Tour du lịch nội địa của du khách Thành Phố Hồ Chi Minh. Trên cơ sở đó từ đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng sự hài lòng của khách du lịch nội địa, thu hút khách trong thời gian tới. Đồng thời nghiên cứu đưa ra các cơ sở khoa học để doanh nghiệp lữ hành có thể thể áp dụng trong việc định hướng chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước khi xuất hiện đại dịch Covid 19, du lịch là một trong những ngành phát triển năng động nhất dựa trên cơ sở phát huy nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và mức giá dịch vụ cạnh tranh. Theo Tổng cục Du lịch (TCDL), năm 2019, ngành Du lịch đóng góp trên 9,2% vào GDP cả nước; tạo ra 2,9 triệu việc làm, trong đó có 927 nghìn việc làm trực tiếp. Tính chung trong giai đoạn 2015-2019, ngành du lịch đạt tốc độ tăng trưởng cao 22,7%. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch Việt Nam. Hoạt động đón khách du lịch quốc tế bị tạm dừng từ cuối tháng 3/2020 đến nay, trong khi du lịch nội địa hoạt động không ổn định do ảnh hưởng của các đợt dịch trong nước. Năm 2020, lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,7 triệu lượt, giảm 79,5% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu từ khách du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - tương đương 19 tỷ USD. Khoảng 40-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, công suất sử dụng phòng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%.
Theo Tổng Cục Du Lịch Viêt Nam “Ngay sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát ở Việt Nam, tháng 5/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; và tháng 9/2020 tiếp tục phát động kích cầu giai đoạn 2 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”. Với sự hưởng ứng mạnh mẽ của các địa phương, doanh nghiệp, chương trình kích cầu đã diễn ra sôi nổi trên cả nước. Tổng cục Du lịch đã liên tục đồng hành, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp triển khai phát động kích cầu và định hướng hình thành các liên kết phát triển du lịch. Chương trình kích cầu đã đem lại kết quả rõ rệt. Các điểm đến ghi nhận lượng khách nội địa tăng mạnh trở lại, nhất là ở các trọng điểm du lịch. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2020, nhu cầu tìm kiếm thông tin số về các điểm du lịch trong nước trên nền tảng Google tăng vọt, có thời điểm tăng 66% so với cùng kỳ 2019.
Để ứng phó với khó khăn do dịch Covid-19 trong năm 2020 và các năm tiếp theo, Đảng và Chính phủ đã triển khai các biện pháp hỗ trợ đối với ngành du lịch, tập trung xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn, hấp dẫn; tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước. Tháng 5/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; và tháng 9/2020 tiếp tục phát động kích cầu giai đoạn 2 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn. Dự báo, khách du lịch nội địa Việt Nam ngày càng tăng và chiếm vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển của ngành Du lịch. Tuy nhiên dịch bệnh tác động rất lớn đến tâm lý du khách, trải qua bốn đợt dịch bệnh Covid-19 đã thay đổi về hành vi dẫn đến nhiều thay đổi nhu cầu của khách du lịch. Công ty công ty du lịch cần xác định, đánh giá, cập nhật nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra chiến lược cho công ty trong từng thời kỳ cụ thể. Do đó tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Tour du lịch nội địa của du khách thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tài liệu
Khoản 2 Điều 3 và Điều 10 Luật Du lịch 2017 có quy định về khái niệm và phân loại của khách du lịch như sau: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.” Theo đó, khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài. Cụ thể, các loại khách du lịch này được định nghĩa như sau: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam”. Động cơ đi du lịch của khách du lịch nội địa là khám phá, gặp gỡ con người, trải nghiệm độc đáo hoặc nghỉ ngơi (Diệu, 2021).
“Hành vi tiêu dùng du lịch là những hành vi liên quan đến quá trình tiêu dùng du lịch, nó được biểu hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng và đánh giá các sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của khách du lịch” (Correia & Pimpao, 2008). Các yếu tố tâm lý bên trong làm nên tính phức tạp của các của hành vi tiêu dùng phức tạp bởi vì nó xuất phát từ những yếu tố tâm lý bên trong. Các quyết định tiêu dùng của du khách thường bao gồm nhiều dịch vụ phức tạp tao nên chuyến đi như lựa chọn điểm đến, địa điểm tham quan, thời điểm đi du lịch, thành viên tham gia, thời gian và chi phí.
Neumann và Reichel (1978), thì “sự hài lòng của du khách là kết quả so sánh giữa trải nghiệm của du khách tại các điểm du lịch đã đến với những kỳ vọng của họ về những điểm đến”. Nếu kết quả so sánh là dương thì du khách sẽ hài lòng, họ rất có thể sẽ trở lại điểm đến. Ngược lại, sẽ không hài lòng và như vậy, ít có khả năng họ sẽ trở lại điểm đến. Theo nghiên cứu Phạm Xuân Giang và Huỳnh Nguyễn Bảo Ngọc (2021) đã tìm ra 05 yếu tố thực sự có ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa sau đợt một đại dịch COVID-19 đó là an toàn điểm đến, tài nguyên du lịch và điều kiện vật chất, môi trường, cơ sở lưu trú và cuối cùng là dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm. Trong 05 yếu tố trên, thì yếu tố an toàn điểm đến có ảnh hưởng mạnh nhất, chiếm hơn một nửa tổng ảnh hưởng. Trong tháp nhu cầu của Maslow (1943), an toàn chính là nhu cầu thiết yếu thứ hai của con người, sau nhu cầu sinh lý. Và do đó, an toàn của điểm đến ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của du khách đã được chứng tỏ trong nghiên cứu của Shahrivar (2012).
Trong nghiên cứu của Gut & Jarrell (2007) và Rittichainuwat & Chakraborty (2009), nhận thức của khách du lịch về rủi ro và an toàn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định của họ để đi du lịch đến một nơi nào đó. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rủi ro được nhận thức ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức về điểm đến của du khách (Khan và cộng sự, 2017; Loureiro và Jesus, 2019). Những rủi ro này chủ yếu liên quan đến an toàn và bảo mật, bao gồm các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Trong nghiên cứu của mình, Chebli, A., & Said, F. B. (2020) cho rằng rủi ro sức khỏe được coi là một trong những yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến hành vi du lịch và ý định đi du lịch của khách hàng. Một số thay đổi trong hành vi của khách du lịch sau đại dịch như nhận thức về điều kiện vệ sinh và chất lượng chăm sóc tại điểm đến ngày càng tăng, hoặc du khách có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến bảo hiểm du lịch so với trước đây. Khách du lịch có nhiều khả năng tìm đến các điểm đến với cơ sở hạ tầng được thiết lập và cơ sở y tế chất lượng cao sau sự bùng phát của covid-19. Do đó các Tour du lịch nội địa đang được khách du lịch nội địa lựa chọn vì yếu tố an toàn và tính linh động. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra, điều quan trọng là phải giải quyết mọi lo ngại của công chúng để duy trì niềm tin của khách du lịch để thực hiện các hoạt động du lịch trong nước.
TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 1
TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 1
Trước sự bùng nổ của đại dịch, điều quan trọng là phải coi khả năng chi trả là một yếu tố quan trọng trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Sau một cuộc khủng hoảng kinh tế, người tiêu dùng thường có một số thái độ và hành vi: tiết kiệm, có cách tiêu tiền mới, thay đổi chiến lược lập kế hoạch du lịch và tập quán tiêu dùng. Do đó các doanh nghiệp du lịch cũng nên xem xét đại dịch có thể đã thay đổi sở thích của khách du lịch trong nước như thế nào trong việc lựa chọn điểm đến cho kỳ nghỉ. Họ có xu hướng chọn những điểm đến có giá cả phải chăng, tìm kiếm những ưu đãi đặc biệt hoặc rút ngắn thời gian lưu trú. Như lập luận của Nicolau và Más (2007), mỗi cá nhân sẽ tối ưu hóa quyết định mua hàng theo giá sản phẩm và ngân sách hiện có. Camilleri (2018) đồng ý rằng nhiều khách du lịch đi du lịch tiết kiệm và do đó, chỉ có thể cân nhắc chỗ ở phù hợp với túi tiền của họ hoặc trong phạm vi giá của họ.
Chất lượng dịch vụ đề cập đến việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nhất quán theo tiêu chuẩn mong đợi của khách du lịch tại điểm đến kỳ nghỉ (Kapiki, 2012) và cũng là yếu tố liên quan chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến kỳ nghỉ của khách du lịch, theo Blazquez- Resino và Gołąb-Andrzejak (2017). Theo Quinlan Cutler và Carmichael (2010), nếu chất lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ du lịch cụ thể đáp ứng mong đợi thì người tiêu dùng hài lòng, trong khi sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng có thể dẫn đến thái độ tiêu cực đối với điểm đến. Theo quan điểm của khách hàng, chất lượng dịch vụ được định nghĩa là sự đánh giá các dịch vụ được trải nghiệm so với mong đợi của họ. Vì chất lượng cảm nhận là một tiêu chí chủ quan nên những người tiêu dùng khác nhau sẽ ưu tiên một số phẩm chất hơn những phẩm chất khác khi chọn mua sản phẩm và dịch vụ như được chỉ ra trong Mô hình Kano (Sari, 2019) và do đó, việc cung cấp các dịch vụ đáng tin cậy, đáp ứng và tùy chỉnh cao cho du khách góp phần vào chất lượng dịch vụ việc cung cấp các theo Oosthuizen và Ferreira (2019). Về vấn đề này, nghiên cứu sẽ khám phá mối quan hệ qua lại giữa chất lượng dịch vụ như một yếu tố có thể ảnh hưởng đến sở thích của khách du lịch trong nước.
Chất lượng trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng và ưu tiên hàng đầu để làm nên thành công của các hoạt động kinh doanh du lịch. Như Kandampully (2000) đã nhấn mạnh, chất lượng là động lực chính khi các công ty du lịch cố gắng đáp ứng những thách thức cạnh tranh trong tương lai. Zeithaml và Bitner (2000) đã đề xuất rằng khách hàng không nhận thức chất lượng như là khái niệm đơn chiều mà bao gồm nhiều yếu tố. Theo Parasuraman và cộng sự (1988, 1991) đã định nghĩa khái niệm chất lượng dịch vụ là “mức độ khác nhau giữa sự mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ”. Trọng tâm của mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman là khoảng cách hay sự chênh lệch (GAP) giữa mong đợi của khách hàng và sự cảm nhận của họ về dịch vụ, gọi là sự thỏa mãn (Parasuraman, 1998). Dựa trên sự chênh lệch này, khách sẽ có cảm giác hài lòng hay không hài lòng về dịch vụ mà họ cảm nhận được. Mô hình SERQUAL (Parasuraman và cộng sự 1988) là một công cụ được phát triển chủ yếu dựa vào đo lường chất lượng dịch vụ, được áp dụng rộng rãi và đánh giá cao (Buttle, 1996). Nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa giá trị và dịch vụ khách hàng trong ngành du lịch, Augustyn và Ho (1998) cho rằng mô hình SERVQUAL có tầm quan trọng hàng đầu để xác định ý nghĩa thực sự của sự hài lòng của khách hàng. Thang đo SERQUAL được đánh giá là có độ tin cậy cao và tính chính xác trong nhiều ngành dịch vụ, đo lường năm thành phần: sự tin tưởng (reliability), sự phản hồi (responsiveness), sự bảo đảm (assurance), sự cảm thông (empathy), sự hữu hình (tangibility). Các công ty du lịch có thể dựa trên kết quả của nghiên cứu để từ đó đáp ứng đúng nhu cầu du khách đang quan tâm về chất lượng dịch vụ để từ đó đưa ra sản phẩm Tour nội địa phù hợp nhằm thu hút khách hàng và tăng tính cạnh tranh trong môi trường khốc liệt hiện nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Tour du lịch nội địa của du khách Thành Phố Hồ Chi Minh. Trên cơ sở đó từ đó đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng sự hài lòng của khách du lịch nội địa, thu hút khách trong thời gian tới. Đồng thời nghiên cứu đưa ra các cơ sở khoa học để doanh nghiệp lữ hành có thể thể áp dụng trong việc định hướng chiến lược phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến chất lượng dịch vụ và sự hài lòng du khách trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn tour du lịch nội địa của du khách TP.HCM.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn tour địa của du khách TP.HCM.
Đề xuất các kiến nghị đóng góp cho các doanh nghiệp lữ hành để cải thiện, thiết kế các chương trình tour thích ứng với yêu cầu của khách du lịch.
3.3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Đâu là những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn tour du lịch nội địa của du khách TP.HCM?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự lựa chọn tour du lịch nội địa của du khách TP.HCM?
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ Tour du lịch nội địa góp phần làm tăng sự thỏa mãn của du khách nội địa khi đến HCM?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khung lý thuyết về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của du khách trong lĩnh vực du lịch.
Khách thể nghiên cứu: là du khách nội địa đã sử dụng dịch vụ Tour du lịch tại TP.HCM.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian thực hiện khảo sát: từ tháng 4/2022 – 5/2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu đã chỉ ra ở trên, luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phướng pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo các yêu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Tour du lịch của du khách TP.HCM.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết để thu thập thông tin từ du khách nội địa tại TP.HCM.
- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu:
- Thống kê mô tả: mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu.
- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để phát hiện những biến quan sát không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu.
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA): sắp xếp các biến thành các nhân tố cụ thể trong mô hình đồng thời tìm ra nhân tố mới cho mô hình.
- Phân tích tương quan, phân tích hồi quy: đưa ra phương trình chung cho biến phụ thuộc (sự lựa chọn) và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên biến phụ thuộc.
- Phần mềm chuyên dụng: SPSS 16.0 for Windows, Excel, MS. Word.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
- Nghiên cứu này góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết cho việc đánh giá sự lựa chọn Tour du lịch nội địa và tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Tour du lịch nội địa của du khách TP.HCM sau đại dịch Covid. Nghiên cứu sẽ khám phá những nhân tố mới tác động lên sự lựa chọn của du khách sau khi trải qua các đợt dịch Covid.
- Kết quả của nghiên có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về sự lựa chọn của du khách nội địa đối với các sản phẩm Tour du lịch nội địa.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn Tour du lịch nội địa của du khách giúp các đơn vị hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hiện nay. Từ đó giúp các doanh nghiệp xây dựng được sản phẩm tốt, đặt khách hàng là trọng tâm.
- Xác định mức độ quan trọng tương đối của các nhân yếu tố, giúp các nhà quản lý tập trung nguồn lực cải tiến những nhân tố nào có tác động nhiều nhất đến sự lựa chọn Tour du lịch nội địa để chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài lời cam đoan, trích yếu luận văn, kết luận, luận văn gồm có 03 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu. Luận văn trình bày sự cần thiết của đề tài; mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa của nghiên cứu.
Chương 2:
- Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Tác giả trình bày tổng quan về lý thuyết nghiên cứu về hành vi, chất lượng dịch vụ; cung cấp các nghiên cứu có liên quan, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu. Tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, gồm quy trình thực hiện nghiên cứu, các phương pháp phân tích, công cụ phân tích, xác định cỡ mẫu và phương pháp thu thập mẫu.
- Phân tích và thảo luận kết quả nghiên cứu. Nội dung chính của chương là phân tích và đưa ra kết quả từ dữ liệu thu thập được, kiểm định các giả thuyết của mô hình đề xuất.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị chính sách. Trình bày tóm tắt các kết quả chính trong nghiên cứu từ đó đề xuất hàm ý chính sách.
Mở đầu
- Tính cấp thiết của đề tài
- Tổng quan tài liệu
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Đóng góp của luận văn
- Cấu trúc của luận văn
Tiểu kết chương 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2. Khái niệm khách du lịch và khách du lịch nội địa
1.3. Hành vi khách du lịch trong giai đoạn hậu Covid-19
1.4. Chất lượng dịch vụ
1.5. Sự hài lòng của khách du lịch
1.6. Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về thị trường khách du lịch nội địa tới Thành Phố Hồ Chí Minh
2.2. Khái quát về tài nguyên du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.3.2.1. Gửi phiếu điều tra và thu nhận phản hồi từ phía khách du lịch
3.3.2.2. Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS
2.4. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
2.5. Phân tích hồi quy tuyến tính
2.6. Phân tích và kiểm định ANOVA
2.7. Kết quả nghiên cứu
2.7.1. Kết quả phân tích mô hình
2.7.2. Kết quả phân tích mô tả
2.7.3. Kết quả chung
2.7.4. Phân tích và kiểm định mô hình
2.7.5. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha
2.7.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA
2.7.7. Phân tích tương quan và hồi quy
2.7.8. Kiểm định ANOVA
Tiểu kết chương 2
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trụ sở chính:
CÔNG TY TNHH DU LỊCH CHIÊU
- Địa chỉ: 03 NguyỄN Văn Lượng, P. 17, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0313615107
- Giấy phép kinh doanh Lữ hành quốc tế số: 79-856/2018/TCDL-GP LHQT
- Hotline: 0282237.00.77 | Tư vấn thuê xe: 0909.562.062
- Email Ban giám đốc: info@chieutour.vn
- Email P. kinh doanh: sale@chieutour.vn
- Email P. điều hành: dulichchieutour@gmail.com
- Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/Chieutour/
- Youtube: Chiêu tour Madia
- Zalo OA : Chiêu tour
- Web: chieutour.com, chieutour.com.vn, chieutour.vn
Xem thêm