Thông tin và công nghệ truyền thông trong hoạt động du lịch

Du lịch trực tuyến đã được định nghĩa là một hình thức phân phối sản phẩm du lịch mới trong đó nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ chủ yếu thông qua phương tiện Internet cho một nhóm khách hàng, bất kể vị trí thực tế của họ. Du lịch trực tuyến trang bị cho khách du lịch, công ty lữ hành hoặc đại lý du lịch để trao đổi thuận tiện bằng phương tiện điện tử. 

 

1. Tổng quan về du lịch điện tử (E – Tourism)

1.1. Khái niệm

Du lịch trực tuyến đã được định nghĩa là một hình thức phân phối sản phẩm du lịch mới trong đó nhà cung cấp sản phẩm/ dịch vụ chủ yếu thông qua phương tiện Internet cho một nhóm khách hàng, bất kể vị trí thực tế của họ. Du lịch trực tuyến trang bị cho khách du lịch, công ty lữ hành hoặc đại lý du lịch để trao đổi thuận tiện bằng phương tiện điện tử. 

1.2. Xu thế du lịch điện tử hiện nay

Trên thực tế hiện nay, xu hướng đặt tour bằng internet cho các hoạt động du lịch ngày càng tăng nhanh. Không chỉ thế, tại Việt Nam, nhiều người còn có thói quen tìm kiếm các thông tin đến các tour du lịch, các khách sạn, resort nghỉ dưỡng trên các website du lịch lớn và sau đó mới quyết định đặt tour.

Một khảo sát khách du lịch quốc tế tại Việt Nam năm 2017 cho thấy: “71% du khách tham khảo thông tin điểm đến trên internet và có 64% lựa chọn đặt tour du lịch trực tuyến đến Việt Nam”.

Cụ thể, là số lượng từ khóa tìm kiếm bằng tiếng Việt là 5 triệu lượt với các chủ đề xoay quanh về các tour trong nước, tour nước ngoài, các loại hình du lịch và địa điểm, đặt phòng khách sạn. Vào mùa du lịch đạt tới mức độ cao điểm thì con số đó còn tăng lên một cách chóng mặt. Như vậy, có thể thấy rằng, với tình hình hiện nay, thì ngành du lịch sẽ có khả năng còn phát triển hơn nữa và không ngừng vươn tới những dịch vụ và nhu cầu cao hơn.

1.3. Đặc điểm của Du lịch điện tử

Với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thông tin về sản phẩm có thể được tung ra đồng thời với quá trình sản xuất sản phẩm đó. Việc này tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong việc thu hút khách hàng, bên cạnh đó họ cũng nhận được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng nhanh chóng hơn. Đối với khách hàng, việc tiếp cận thông tin về sản phẩm, dịch vụ được thực hiện nhanh và dễ dàng hơn. 

Thời gian hoạt động diễn ra liên tục: hình thức này có khả năng hoạt động liên tục tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ một ngày, 7 ngày trong một tuần, hoàn toàn không có khái niệm thời gian chết.

Phạm vi toàn cầu: Thông qua internet, doanh nghiệp lữ hành Việt Nam hoàn toàn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến với người tiêu dùng ở Mỹ, EU, Nhật, Úc… với chi phí thấp và với thời gian nhanh nhất.

Loại bỏ trở ngại do các khâu trung gian gây ra: Áp dụng E – Tourism có thể cắt giảm hầu hết các trung gian, thêm vào đó doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thu thập thông tin kịp thời, chính xác để phục vụ quá trình kinh doanh, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

1.4. Những tác động của du lịch điện tử

1.4.1. Tác động tích cực

Lĩnh vực du lịch điện tử đã đạt được sức mạnh đáng kể với sự xuất hiện của internet. Trong một khoảng thời gian ngắn, Internet đã chứng minh thành công giá trị của nó trong việc khai thác du lịch bằng cách sử dụng công nghệ truyền thông hiện đại dẫn đến tiếp thị điện tử phổ biến. 

Nhận thấy rằng một mạng lưới công nghệ điện tử phát triển mạnh mẽ tạo môi trường phát triển và nhiều tiện ích. Các trang web du lịch, web đặt dịch vụ, các công cụ điện tử tự phục vụ dễ sử dụng, các dịch vụ online, khả năng truy cập và kiểm soát cao cho người dùng. Điều này khiến cho doanh nghiệp du lịch dễ dàng xây dựng lòng tin với khách hàng. 

Các công nghệ và sự phát triển tiên tiến hơn, ví dụ: Truyền hình kỹ thuật số tương tác (IDTV), Mạng di động và mạng nội bộ đã giúp các tổ chức tạo ra nhiều tiện ích mới cho các dịch vụ tiêu dùng trong ngành du lịch. Với sự phổ biến ngày càng tăng của GPRS (Dịch vụ vô tuyến) và GIS (Hệ thống thông tin địa lý) ngày càng hiệu quả khiến nhu cầu du lịch tăng lên đáng kể. 

Hầu hết các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã chủ động tham gia vào các OTAs nước ngoài nổi tiếng và có độ tin cậy, uy tín cao như agoda.com, booking.com, expedia.com… Nhiều công ty lữ hành lớn giới thiệu một số lượng lớn các sản phẩm phong phú kèm thông tin cụ thể về thời điểm, giá cả, dịch vụ trên trang web của họ. Như vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, chủ yếu là vừa và nhỏ, có cơ hội cạnh tranh bình đẳng hơn với các doanh nghiệp nước ngoài. Các đơn vị kinh doanh vận chuyển khác như Grab, các hãng hàng không ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các tiện ích trực tuyến như đặt chỗ, đặt chuyến, đổi, xuất vé và thanh toán.

Nhờ vào du lịch trực tuyến mà tỉ lệ thanh toán vé máy bay trực tuyến tại Việt Nam tăng cao. Không những thế, các doanh nghiệp du lịch đã chú ý đến nhân sự công nghệ thông tin, đặc biệt, một số doanh nghiệp lớn có trung tâm tin học để phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp mình.

1.4.2. Tác động tiêu cực

Tuy nhiên, xu thế du lịch trực tuyến đặt ra thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp không thay đổi phương thức quản lý dựa vào CNTT, phương thức thủ công trong giới thiệu và bán sản phẩm, hoặc các điểm tham quan du lịch ở Việt Nam hầu như chưa áp dụng thương mại điện tử. Hoặc đa số các doanh nghiệp du lịch Việt Nam chưa ứng dụng thành công phương thức thanh toán trực tuyến mà vẫn áp dụng các biện pháp thanh toán thông thường như chuyển khoản, thanh toán bằng tiền mặt… Như vậy, các đơn vị này hầu như không thể cạnh tranh được trong tình hình mới (chỗ này m có thể gạch mũi tên kiểu sơ đồ á, ghi là do không thay đổi phương thức quản lý dựa vào CNTT… như trên nha) 

   Nếu các doanh nghiệp không đủ kinh phí để đầu tư vào hệ thống CNTT, như hệ thống mạng nội bộ như LAN, WAN, Intranet, hoặc áp dụng thiếu chuyên nghiệp trong marketing trực tuyến, như trang web nghèo nàn, không có tính tương tác với khách hàng, thân thiện với điện thoại thông minh, hoặc gia tăng hiệu quả công cụ tìm kiếm SEO, SMO thì cũng gây ra hình ảnh tiêu cực cho doanh nghiệp, phản tác dụng.

   Thách thức không nhỏ đối với các loại hình vận chuyển du lịch bằng thuyền, tàu hỏa, xe khách… về việc áp dụng đặt dịch vụ và thanh toán trực tuyến để nâng cao khả năng thu hút khách hàng.

1.5. Cách thức điều hành du lịch điện tử

* Tiếp thị du lịch trực tuyến

Sử dụng website: Với mỗi doanh nghiệp, công ty du lịch đều phải sở hữu một website riêng để tạo độ uy tín, và tín nhiệm của khách hàng vào thương hiệu của họ. Đây chính là huyết mạch sống còn hiệu quả trên thị trường du lịch. Các thông tin cần thiết và thường xuyên quan tâm phải được cập nhật thường xuyên lên website.

Mạng xã hội: Thường xuyên tạo nhiều sự kiện, mini game trên các mạng xã hội có số lượng người dùng lên con số khủng như hiện nay như Facebook, Twitter, Youtube,… Những hoạt động này sẽ thu hút lượng khách hàng follow và biết đến doanh nghiệp. Như vậy độ yêu thích đối với thương hiệu của bạn sẽ ngày càng tăng theo thời gian.

Quảng cáo: Quảng cáo Google Adwords và Facebook là những quảng cáo trực tuyến tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Đối với bất kì một hình thức quảng cáo du lịch, điều đầu tiên cần làm là phải xác định được đối tượng  khách hàng nhắm tới và mục tiêu quảng cáo. Làm tốt được điều này sẽ khiến cho tỉ lệ thành công của chiến dịch quảng cáo sẽ cao hơn rất nhiều.

Phối hợp với các blogger, nhà văn hóa du lịch và các bên liên quan trong khu vực: Một bài viết quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến từ các blogger du lịch khác sẽ tạo được sự tin cậy hơn so với việc doanh nghiệp tự đăng các bài trên blog và có thể làm tăng doanh số bán của doanh nghiệp trong thị trường mục tiêu hiện tại cũng như tạo ra các cơ hội mới trong tương lai.

* Khắc phục các khuyết điểm của Du lịch điện tử hiện nay:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp và bền vững để tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp thị du lịch trực tuyến. Bên cạnh đó cần cân bằng giữa năng lực nội tại và yêu cầu công nghệ.

- Cần phải phát triển hệ thống thông tin tổ chức hợp lý, cung cấp cho công dân một giao diện hướng tới việc giới thiệu các công nghệ trực tuyến.

- Cần giới thiệu cho người dân về các công nghệ trực tuyến cơ bản như thẻ tín dụng, ngân hàng trực tuyến, ki-ốt trực tuyến, hệ thống đặt chỗ

- Cần phát triển nhiều phương pháp tiếp cận kênh liên quan đến các nền tảng web được kết nối chéo, các trang web theo chủ đề, tiếp thị qua email,…

- Các quốc gia cần liên tục phân tích và giám sát hiệu quả của tiếp thị điện tử 

thông qua các nghiên cứu thị trường hiệu quả.

- Các nước đang phát triển và kém phát triển cần nỗ lực nhất định để kết hợp các tiến bộ công nghệ và chia sẻ tốt hơn doanh thu du lịch.

2. Đại lý du lịch điện tử 

2.1. Đại lý du lịch điện tử là gì? 

Các đại lý du lịch bán lẻ về cơ bản là những trung gian đóng vai trò là đại lý bán hàng cho đại lý du lịch và người bán buôn (họ nhập sản phẩm từ nhà phân phối với lượng lớn để bán lại cho các đơn vị bán lẻ khác. Các đơn vị bán lẻ sẽ đưa sản phẩm tới với khách hàng). Như vậy, đại lý du lịch không sở hữu các dịch vụ và không thể tồn kho sản phẩm du lịch, mà thay vào đó, họ chỉ lưu trữ thông tin du lịch dưới dạng tài liệu quảng cáo, tờ rơi, dữ liệu, và chuyên môn cá nhân của các chuyên gia tư vấn du lịch. Do đó, các cơ quan chịu rủi ro tài chính hạn chế, vì họ không mua các sản phẩm du lịch nâng cao. Họ chỉ đặt trước, xác nhận, mua và phát hành giấy tờ đi lại (tức là vé chứng từ) theo yêu cầu của khách hàng. 

Công nghệ thông tin và truyền thông cung cấp một loạt các công cụ cho đại lý du lịch, bằng cách cung cấp những cơ chế để trao đổi các thông tin và phân phối sản phẩm du lịch. Công nghệ thông tin và truyền thông đã cho phép các đại lý xây dựng các chương trình du lịch phức tạp trong thời gian ngắn, trong khi họ cung cấp những dữ liệu sẵn có và luôn được cập nhật về lịch trình và giá cả. Sự phổ biến của CRS (hệ thống đặt chỗ trên máy tính) và GDS (hệ thống phân phối toàn cầu) cũng cung cấp một cơ chế bảo lưu hiệu quả hỗ trợ các công ty du lịch trong việc lấy thông tin, đặt chỗ và phát hành tài liệu du lịch cho toàn bộ các sản phẩm du lịch một cách hiệu quả và chỉ bằng một phần thời gian cần thiết nếu các quy trình này được hoàn thành thủ công. Do đó các hãng lữ hành sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để truy cập cơ sở dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, để xác minh tính khả dụng và giá cả, và để xác nhận đặt trước.

TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 1

TẢI FILE FULL TOÀN BÀI MẪU 2

2.2. Lợi ích của công nghệ thông tin và truyền thông 

Công nghệ thông tin và truyền thông đã đưa ra những cải tiến lớn trong việc tổ chức du lịch nội bộ của các công ty du lịch. Bằng cách tích hợp văn phòng hỗ trợ (ví dụ: kế toán, nhân viên hoa hồng, nhân sự) và văn phòng chính (ví dụ: lịch sử của khách hàng, phát triển hành trình, bán vé và giao tiếp với các nhà cung cấp), các công ty du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể, hợp lực, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. 

Nhiều công ty du lịch có nhiều lợi ích hơn bằng cách trực tiếp kiểm soát chi nhánh bởi trụ sở chính. Như các giao dịch được thực hiện tại các chi nhánh có thể tự động được báo cáo lại cho trụ sở chính, kiểm soát tài chính chặt chẽ hơn có thể đạt được. 

Ngoài ra, giao dịch cung cấp vô giá dữ liệu nghiên cứu tiếp thị, có thể báo cáo gần như ngay lập tức các biến động của thị trường và hỗ trợ các quyết định chiến thuật. 

Ở cấp độ cá nhân, hệ thống quản trị quan hệ khách hàng hỗ trợ các đại lý du lịch theo dõi hoạt động của khách hàng của họ và cho phép cung cấp dịch vụ tùy chỉnh. Đây có thể tăng cường hiệu quả, kiểm soát và khả năng cạnh tranh của họ. Lưu trữ thông tin trong kho dữ liệu cũng có thể giúp họ phát triển các công cụ tiếp thị chủ động để hướng đến khách hàng cá nhân bằng các sản phẩm chuyên biệt, từ đó gia tăng giá trị các dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng và cũng để tự bảo vệ mình trước sự phân tán. 

2.3. Một số thách thức 

Tuy nhiên, khâu vận hành các đại lý du lịch điện tử vẫn tồn tại một số thách thức chính. Đó là sự sẵn có của thông tin qua nhiều phương tiện truyền thông, cũng như tính minh bạch về giá cả và sản phẩm qua Internet. Ngày nay chúng ta có thể tìm kiếm mọi thứ mình cần chỉ bằng một cú chạm trên điện thoại thông minh, có quá nhiều các nguồn tìm kiếm nhưng độ tin cậy và tính chính xác lại không cao, có nghĩa là các đại lý cần phải làm việc chăm chỉ hơn để nâng cao uy tín của mình trước khách hàng. Khi người tiêu dùng trở nên có kinh nghiệm hơn, họ yêu cầu nhiều thông tin chuyên biệt hơn và yêu cầu công ty du lịch của họ cung cấp thông tin đó một cách rõ ràng, minh bạch và chính xác.

Việc vận dụng những lợi ích của Internet vào hoạt động trong các công ty du lịch vẫn còn khá hạn chế. Thêm vào đó các đại lý du lịch theo kiểu truyền thống sẽ phải cạnh tranh với một số công ty du lịch mới có công nghệ và truyền thông nổi trội hơn, tạo ra những ứng dụng hay trang web cho khách hàng tiếp cận thông tin chuyến tour, đặt tour trực tuyến một cách nhanh chóng mà không cần phải đến tận công ty. Việc lựa chọn nền tảng và khuynh hướng phát triển một cách phù hợp với mục đích của doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết, nhưng tích hợp và nâng cấp hệ thống cũ đã lỗi thời cũng có thể gây khó khăn cho các công ty du lịch không đủ năng lực chuyên môn. Thêm vào đó, chỉ có một số công ty chú trọng vào các nền tảng giao tiếp với khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Phần lớn ở các công ty bỏ qua nhiều cơ hội mới cho việc cạnh tranh do không có sự chuẩn bị cho những thách thức công nghiệp mới.

3. Các điểm đến điện tử

Trong một số trường hợp, hệ thống quản lý điểm đến (Destination Management System) còn được viết tắt là DMSs được sử dụng để tích hợp toàn bộ nguồn cung cấp du lịch cũng như sản phẩm du lịch tại điểm đến. Hệ thống này có đóng góp rất lớn trong quản lý chiến lược và tiếp thị, điều này được thực hiện bằng khả năng tích hợp tất cả các bên liên quan tại điểm đến và tiếp cận thị trường cùng chi phí phù hợp, giá cả phải chăng. Hệ thống quản lý điểm đến (DMSs hiện nay đã rất phổ biến tại tất cả các điểm đến trên thế giới, hệ thống cung cấp thông tin trực tuyết và hơn thế, trong một số trường hợp chúng còn giúp khách hàng thuận lợi cho việc đặt chỗ.

Ngày nay, càng có nhiều Tổ chức tiếp thị điểm đến cung cấp những thông tin sáng tạo cho phép người tiêu dùng tự lên kế hoạch cho chuyến hành trình của mình và phát triển các gói cá nhân hoá trực tuyến. Khi mà người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ mang tính cá nhân. Hoặc mua các gói thương mại từ các công ty lữ hành. Một số DMSs cũng đang chuyển sang các trang web mang đầy đủ chức năng và có thể hỗ trợ toàn bộ các yêu cầu mua hàng của khách hàng. Nổi tiếng như là Tiscover tại Áo và Gulliver tại Ireland, hai điểm đến này đã dẫn đầu trong việc sử dụng DMSs và gặt hái được nhiều thành công, dẫn đầu bước phát triển này. Theo sau đó, các điểm đến khác cũng noi gương theo như Australia đã cung cấp cho khách hàng một số hành trình đặt trước cho các khu vực du lịch của mình tại Australia.com. Trong khi đó, Singapore lại cung cấp một công cụ lập kế hoạch du lịch toàn diện dựa trên ngày tham quan và sở thích của khách du lịch. Thông thường thì các trang web vi mô thường được sử dụng để phát triển cho các sự kiện cụ thể hoặc cho sự kiện du lịch được quan tâm đặc biệt. Ví dụ như Úc, người ta quản lý trực tuyến tất cả thông tin về Thế vận hội Olympic 2000, tận dung cơ hội này, Úc thu hút khách du lịch tiềm năng đến với thương hiệu và sản phẩm du lịch của mình.

Hệ thống quản lý điểm đến (DMSs) thường bao gồm cơ sở dữ liệu sản phẩm, cơ sở dữ liệu khách hàng và một cơ hết để kết nối cả hai yếu tố này lại. Các hệ thống tiên tiến hơn còn có xu hướng bao gồm một số dịch vụ và tính năng bổ sung (theo Sheldon, 1993; Buhalis, 1997; Pollock, 1998; WTO, 2001a): Tìm kiếm thông tin theo danh mục; Đặt trước; Chức năng quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng/ thông tin liên hệ; Quản lý quan hệ khách hàng; Nghiên cứu, phân tích thị trường; Thư viện hình ảnh và tư liệu truyền thông; Xuất bản dưới dạng điện tử và truyền thống; Lập kế hoạch quản lý sự kiện; Tối ưu hoá tiếp thị và quản lý lợi nhuận; Chỉnh sửa và quản lý dữ liệu tài chính; Hệ thống thông tin quản lý và đánh giá hoạt động; Phân tích tác động kinh tế.

Truy cập vào các nguồn của bên thứ ba, chẳng hạn như thời tiết, lịch trình vận chuyển và lập kế hoạch du lịch, đặt vé nhà hát, sự kiện,...

Khái niệm hệ thống quản lý điểm đến (DMSs) không chỉ dừng lại ở đó, chúng còn có thể tiến thêm một bước nữa để xây dựng một hệ thống toàn diện và đáng kể hơn, có thể cách mạng hoá tất cả các khía cạnh của quản lý điểm đến cũng như tích hợp tất cả các tác nhân du lịch tại cấp địa phương.

Bên cạnh đó, còn có hệ thống quản lý đặt chỗ thông tin tích hợp trên máy vi tính (Destination Intergrated Computerised Information Reservation Management Systems ) được viết tắt là DICIRMSs giải quyết những vấn đề về công nghệ thông tin và truyền thông cho toàn bộ các nhu cầu, dịch vụ theo yêu cầu của cả doanh nghiệp du lịch và người tiêu dùng đối với các điểm đến cụ thể. Theo quan niệm của hệ thống, DICIRMSs là một DMS tiên tiến, chúng số hoá toàn bộ ngành du lịch và tích hợp các khía cạnh của chuỗi giá trị của nó. DICIRMSs cung cấp cơ sở hạ tầng cho quy trình liên lạc và kinh doanh giữa tất cả các bên liên quan, bao gồm người tiêu dùng, người đứng đầu, nhà phân phối và tổ chức tiếp thị điểm đến. Mặc dù nhiều yếu tố được đề xuất cho hệ thống này đã tồn tại trong một số DMS khác, tuy nhiên vẫn không có DMS nào đang hoạt động và cung cấp dịch vụ toàn diện cho người tiêu dùng như vậy (Buhalis, 1997).

DICIRMSs nên tiếp tục phát triển để tất cả khách du lịch tiềm năng, đối tác kinh doanh đều có thể truy cập được và là trung gian du lịch trên tất cả các nền tảng công nghệ. Tại khu vực điểm đến, mạng lưới địa phương có thể tạo điều kiện kết nối giữa tất cả các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Các ki-ốt tự phục vụ thông minh với khả năng tương tác đa phương tiện cũng có thể hỗ trợ du khách đến các điểm đến xác định và mua sản phẩm du lịch phù hợp. Ngoài ra, các liên kết đến cổng Intternet, CRSS,GDSS và mạng videotext có thể hỗ trợ mạng lưới phân phối của hệ thống.

Với môi trường hoạt động mở, liên kết với nhau, cũng mang lại một mức độ đồng nhất và tương thích nhất định giữa các DICIRMSS đại diện cho các khu vực khác nhau, cho phép người dùng duyệt qua các loại thông tin tương tự để thay thế điểm đến. Trên thực tế, đây là một trong những điều kiện tiên quyết được thể hiện bởi thương mại du lịch khi sử dụng DICIRMSS.  Do đó, các hệ thống này nổi lên như những công cụ thiết yếu cho cả cung và cầu du lịch, khi chúng thiết lập một cầu nối thông tin liên lạc linh hoạt và có lợi nhuận cũng như một công cụ quản lý chiến lược. Chúng cung cấp hiệu quả cấu trúc thông tin ở cấp độ đích và có thể kết nối toàn bộ phạm vi và nhà khai thác trên cùng một mạng lưới.

Ví dụ:

Lastminute.com là một trang web tìm cách tạo sự khác biệt bằng cách tạo ra một số mức giá thấp nhất cho nhiều giao dịch du lịch và giải trí, đồng thời bằng cách đóng gói và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ, chẳng hạn như đặt chỗ nhà hàng, vé giải trí và quà tặng, theo những cách thuận tiện, mới lạ và khác biệt.  Nó định vị hoạt động kinh doanh của mình như một cổng thông tin phong cách sống cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ cho những người mua hàng. Trang web nhằm mục đích truyền cảm hứng cho khách hàng của mình để thử một cái gì đó khác biệt, một số sản phẩm bổ sung có sẵn, bao gồm các bữa ăn được giao tại nhà, quà tặng như đồ điện tử và đồ lót, và bảo hiểm. Ngoài ra, Lastminute.com hợp tác với nhiều nhà cung cấp trong ngành du lịch, giải trí và quà tặng, đồng thời nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn. Lastminute.com liên kết với hơn 9.300 nhà cung cấp, bao gồm các hãng hàng không theo lịch trình quốc tế, khách sạn, nhà điều hành tour du lịch trọn gói, nhà hát, nhà quảng bá thể thao và giải trí, nhà hàng, nhà cung cấp dịch vụ đặc biệt, nhà cung cấp quà tặng và cho thuê xe hơi, cả ở Vương quốc Anh và quốc tế. Các mối quan hệ với nhà cung cấp bao gồm Lufthansa, Air France, Alitalia, British Midland, United Airlines, Virgin Atlantic Airways, Starwood Hotels and Resorts Worldwide, The Savoy Group, Sol Melia, Kempinski Hotels, English National Ballet, The Royal Albert Hall và Nhà hàng Conran.

Sau thành công của trang web ở Vương quốc Anh, các phiên bản bản địa hóa của trang web đã được ra mắt ở Pháp, Đức, Thụy Điển, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Úc, New Zealand và Nam Phi.  Sự hiện diện đa quốc gia ngày càng tăng này sẽ cho phép công ty phát triển và củng cố hơn nữa thương hiệu last-minute.com.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lesley Pender and Richard Sharpley. (2005 ). The Management of Tourism.

Trụ sở chính:

CÔNG TY TNHH DU LỊCH CHIÊU


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng